Theo nghị định 44/2016/NĐ-CP về công tác huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động, yêu cầu tất cả doanh nghiệp hoạt động kinh doanh đều cần phải có chứng chỉ an toàn lao động, kể cả doanh nghiệp trong nước và ngoài nước. Do đó, để đảm bảo an toàn lao động, tránh xảy ra tai nạn nghề nghiệp tại nơi làm việc, Bộ Lao động Thương binh Xã hội đã có những quy định nghiêm ngặt về lao động phải được huấn luyện và cấp chứng chỉ. Vậy, công tác huấn luyện và cấp chứng chỉ an toàn lao động 6 nhóm được diễn ra như thế nào theo quy định của Nhà nước? Bài viết bên dưới, chúng tôi sẽ giải đáp những thắc mắc của bạn.
1. Chứng chỉ an toàn lao động là gì?
Chứng chỉ an toàn lao động là một loại giấy tờ chứng nhận người lao động đã tham gia và hoàn thành các khóa huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động. Chứng chỉ an toàn lao động là một trong những loại chứng chỉ quan trọng và bắt buộc trong hoạt động kinh doanh, sản xuất của doanh nghiệp. Do đó, chứng chỉ an toàn lao động có vai trò quan trọng đặc biệt quan trọng trong việc đảm bảo an toàn, giúp giảm thiểu tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp cho người lao động.
Cụ thể, chứng chỉ an toàn lao động có những lợi ích sau:
Đối với doanh nghiệp:
- Đảm bảo an toàn cho người lao động: Người lao động nắm vững các quy định, kiến thức và kỹ năng an toàn lao động, phòng chống cháy nổ. Điều này giúp người lao động có thể nhận biết và phòng tránh được các nguy cơ gây tai nạn lao động, bảo vệ bản thân khỏi những tổn thương về thể chất và tinh thần.
- Giúp doanh nghiệp quản lý an toàn lao động tốt hơn: Chứng chỉ an toàn lao động là một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá năng lực an toàn lao động của doanh nghiệp. Do đó, khi có chứng chỉ an toàn lao động, doanh nghiệp sẽ được đánh giá là có năng lực an toàn lao động tốt, giúp doanh nghiệp dễ dàng vượt qua các đợt thanh tra, kiểm tra của cơ quan chức năng.
- Tạo cơ hội thăng tiến cho người lao động: Người lao động có chứng chỉ an toàn lao động sẽ có cơ hội thăng tiến cao hơn trong công việc, được cất nhắc vào những vị trí có yêu cầu cao về an toàn lao động.
Đối với người lao động, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội cũng yêu cầu người lao động cần có chứng chỉ an toàn lao động. Nhằm đảm bảo sự an toàn cho người lao động trong quá trình làm việc, giảm thiểu tối đa các tai nạn, bệnh nghề nghiệp.
Bộ Lao động Thương binh và Xã hội yêu cầu người lao động phải có chứng chỉ an toàn lao động đối với các công việc và vị trí việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, thuộc một trong các nhóm 1, 2, 3, 4, 5, 6. Đây là các công việc có nguy cơ cao về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
2. Đối tượng nào cần có chứng chỉ an toàn lao động?
Theo Nghị định 44/2016/NĐ-CP được phân thành 6 nhóm tại Điều 14 Luật an toàn, vệ sinh lao động được quy định thành các nhóm dưới đây:
Nhóm 1: Người quản lý phụ trách công tác an toàn, vệ sinh lao động
- Người đứng đầu đơn vị, cơ sở sản xuất, kinh doanh và phòng, ban, chi nhánh trực thuộc; phụ trách bộ phận sản xuất, kinh doanh, kỹ thuật; quản đốc phân xưởng hoặc tương đương;
- Cấp phó của người đứng đầu theo quy định tại điểm a Khoản 1 Điều này được giao nhiệm vụ phụ trách công tác an toàn, vệ sinh lao động.
Nhóm 2: Người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động bao gồm:
- Chuyên trách, bán chuyên trách về an toàn, vệ sinh lao động của cơ sở;
- Người trực tiếp giám sát về an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc.
Nhóm 3: Người lao động làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động là người làm công việc thuộc Danh mục công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành.
- Sản xuất, sử dụng, bảo quản, vận chuyển hóa chất nguy hiểm, độc hại
- Các công việc trực tiếp thi công xây dựng công trình
- Chế tạo, lắp ráp thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn vệ sinh lao động
- Vận hành Thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về ATVSLĐ
- Các công việc làm việc trên công hoặc nơi cheo leo nguy hiểm
- Bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về ATVSLĐ
- Các công việc làm về hàn cắt kim loại
- Tháo dỡ, kiểm tra thiết bị vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về ATVSLĐ
- Kiểm định kỹ thuật an toàn thiết bị cóa yêu cầu nghiêm ngặt về ATVSLĐ
- Các công việc làm vệ sinh công nghiệp, vệ sinh môi trường, vệ sinh chuồng trại
- Vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa, tháo dỡ, kiểm tra, giám sát hoạt động máy, thiết bị thi công xây dựng
- Chế tạo, vận hành, sửa chữa, bảo dưỡng, kiểm tra máy, thiết bị trong hang hầm, hầm tàu, phương tiện thủy
- Lắp ráp, vận hành, sửa chữa, bảo dưỡng, vệ sinh các loại máy mài, cưa, máy phay, máy bào, máy tiện,…và máy in công nghiệp
- Các công việc trên sông, trên biển, lặn dưới nước
- Các công việc trong không gian hạn chế (hầm, đường hầm, bể, giếng, đường cống, công trình ngầm, công trình xử lý nước thải,…)
- Các công việc làm về thi công, lắp đặt, vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị điện và hệ thống điện.
>> Xem thêm Huấn luyện an toàn nhóm 3
Nhóm 4: Người lao động không thuộc các nhóm theo quy định tại các Khoản 1, 2, 3 và 5 Điều này, bao gồm cả người học nghề, tập nghề, thử việc để làm việc cho người sử dụng lao động.
Nhóm 5: Người làm công tác y tế.
- Đối tượng đào tạo nhóm 5 là người làm công tác y tế.
- Theo điều 73 Luật An toàn vệ sinh lao động, người làm công tác y tế (hoặc bộ phận y tế) có trách nhiệm chăm sóc sức khỏe và quản lý sức khỏe của người lao động tại cơ sở sản xuất, kinh doanh.
Nhóm 6: An toàn, vệ sinh viên theo quy định tại Điều 74 Luật an toàn, vệ sinh lao động.
3. Nội dung của chương trình huấn luyện cấp chứng chỉ an toàn lao động
Chương trình huấn luyện uy tín bao gồm những nội dung sau:
A. Nhóm 1
Chuyên mục 1: Quy định của pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao động
Chuyên mục 2: Quy trình tổ chức và quản lý thực hiện các quy định về an toàn lao động và vệ sinh lao động
Chuyên mục 3: Biện pháp khắc phục, phòng chống các yếu tố nguy hiểm, có hại trong quá trình sản xuất
Chuyên mục 4: Hình thức kiểm tra, sát hạch kết thúc khóa học huấn luyện
B. Nhóm 2
Chuyên mục 1: Kiến thức cơ bản về an toàn lao động và vệ sinh lao động
Chuyên mục 2:Quy trình tổ chức công tác an toàn lao động và vệ sinh lao động ở cơ sở
Chuyên mục 3: Đặc điểm, nguyên nhân, tác hại của các yếu tố nguy hiểm, có hại phát sinh từ các loại thiết bị, máy, các chất phổ biến. Quy trình thực hiện công việc an toàn với các loại thiết bị, máy, các chất phổ biến
Chuyên mục 4: Kiến thức, kỹ năng an toàn lao động và vệ sinh lao động theo đặc thù của từng ngành nghề
Chuyên mục 5: Hình thức kiểm tra, sát hạch kết thúc khóa học huấn luyện
C. Nhóm 3
Chuyên mục 1: Quy định của pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao động
Chuyên mục 2: Tổng quan về công việc, thiết bị có yêu cầu nghiêm khắc về an toàn lao động và vệ sinh lao động
Chuyên mục 3: Đặc điểm, nguyên nhân, tác hại của các yếu tố nguy hiểm khi làm công việc hay vận hành thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động và vệ sinh lao động
Chuyên mục 4: Kỹ năng thực hành an toàn lao động và vệ sinh lao động khi làm công việc hoặc vận hành thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động và vệ sinh lao động
Chuyên mục 5: Kỹ năng xử lý các tình huống sự cố sản xuất và sơ cứu tai nạn lao động
Chuyên mục 6: Huấn luyện theo đặc thù riêng của công việc hay thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động và vệ sinh lao động
D. Nhóm 4
Chuyên mục 1: Kiến thức chung về an toàn lao động và vệ sinh lao động
Chuyên mục 2: Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động về an toàn lao động và vệ sinh lao động
Chuyên mục 3: Đặc điểm, nguyên nhân, tác hại của các yếu tố nguy hiểm, có hại tại nơi làm việc
Chuyên mục 4: Sử dụng các thiết bị an toàn, phương tiện bảo vệ cá nhân
Chuyên mục 5: Kỹ năng sơ cứu tai nạn lao động
E. Nhóm 5
Chuyên mục 1: Kiến thức cơ bản về an toàn lao động và vệ sinh lao động
Chuyên mục 2: Quy định của pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao động
Chuyên mục 3: Kỹ năng sơ cứu, cấp cứu tai nạn lao động
F. Nhóm 6
Chuyên mục 1: Kiến thức cơ bản về an toàn lao động và vệ sinh lao động
Chuyên mục 2: Quy định của pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao động
Chuyên mục 3: Nhiệm vụ, quyền hạn của mạng lưới an toàn, vệ sinh viên
Chuyên mục 4: Kỹ năng thực hành an toàn lao động và vệ sinh lao động trong các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, dịch vụ
Chuyên mục 5: Kỹ năng xử lý các tình huống sự cố sản xuất và sơ cứu tai nạn lao động
4. Cấp chứng chỉ an toàn lao động sau khi kết thúc khóa học huấn luyện
Đối với người lao động có tham gia khóa học và thông qua các bài kiểm tra an toàn lao động thì người lao động sẽ được cấp chứng chỉ an toàn lao động. Thời hạn của chứng chỉ an toàn lao động nhóm 1,2,3,4,5,6 cụ thể như sau:
Nhóm 1, 2, 5, 6: Cấp chứng chỉ an toàn lao động có thời hạn 2 năm kể từ ngày cấp.
Nhóm 3: Cấp thẻ an toàn có thời hạn 2 năm kể từ ngày cấp.
Nhóm 4: Cấp sổ, danh sách huấn luyện.
Nhóm 5: Cấp chứng chỉ an toàn nhóm 5 chuyên môn về y tế lao động có thời hạn 5 năm kể từ ngày cấp.
>> Xem thêm Thẻ an toàn lao động là gì?
5. Tổ chức đào tạo, huấn luyện, cấp chứng chỉ an toàn lao động trên toàn quốc
Nam Việt Safety là đơn vị tổ chức đào tạo, huấn luyện an toàn vệ sinh lao động uy tín, được cục An toàn, Bộ Lao Động Thương Binh và Xã Hội chỉ định đào tạo.
- Quy trình xử lý hồ sơ và cấp chứng chỉ đào tạo an toàn vệ sinh lao động nhanh chóng
- Các giảng viên huấn luyện là những chuyên gia có nhiều kinh nghiệm trong ngành nghề, mang lại sự chất lượng và hiệu quả cao
- Các bài giảng được biên soạn phù hợp với yêu cầu của các doanh nghiệp, đảm bảo rằng người học sẽ được trang bị kiến thức an toàn thực tế và hữu ích.
- Hỗ trợ khách hàng nhanh chóng, đảm bảo rằng quá trình đào tạo mang lại giá trị cao nhất cho người học
Nam Việt Safety thường xuyên tổ chức, thực hiện công tác giảng dạy, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động các nhóm 1, 2, 3, 4, 5, 6 cho các doanh nghiệp trên địa bàn cũng như các vùng lân cận.