Nội dung huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động

An toàn, vệ sinh lao động là vấn đề quan trọng trong mọi lĩnh vực sản xuất, kinh doanh. Huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động là giải pháp giúp người lao động nâng cao nhận thức, kỹ năng, góp phần hạn chế tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Bài viết “Nội dung huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động” này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về khái niệm, đối tượng và nội dung huấn luyện an toàn vệ sinh lao động cho người lao động tại nơi làm việc.

1. Khái niệm an toàn, vệ sinh lao động

Theo Luật an toàn vệ sinh lao động năm 2015, tại điều 3 an toàn vệ sinh lao động được hiểu như sau:

  • An toàn lao động là giải pháp phòng, chống tác động của các yếu tố nguy hiểm nhằm bảo đảm không xảy ra thương tật, tử vong đối với con người trong quá trình lao động.
  • Vệ sinh lao động là giải pháp phòng, chống tác động của yếu tố có hại gây bệnh tật, làm suy giảm sức khỏe cho con người trong quá trình lao động.

An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) là lĩnh vực liên quan đến an toàn, sức khỏe và phúc lợi của người lao động. Mục tiêu của ATVSLĐ là ngăn ngừa thương tích, bệnh tật và tử vong ảnh hưởng đến thân thể người lao động tại nơi làm việc. Các sự cố nguy hiểm, sự cố khẩn cấp có thể gây ra tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

  • Tai nạn lao động là tai nạn xảy ra trong quá trình lao động, làm việc, sinh hoạt của người lao động, làm chết người hoặc làm bị thương, gây tổn hại sức khỏe, tinh thần, tài sản.
  • Bệnh nghề nghiệp là bệnh phát sinh do đặc điểm lao động, môi trường lao động tác động vào cơ thể người lao động gây nên.

An toàn, vệ sinh lao động có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe, tính mạng của người lao động, góp phần nâng cao năng suất lao động, phát triển kinh tế – xã hội.

Nội dung huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động
Đảm bảo thiết bị hoạt động bình thường và không gây nguy hiểm cho người lao động

2. Khái niệm huấn luyện an toàn vệ sinh lao động 

Huấn luyện an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) là một trong những hoạt động giúp cho người lao động nâng cao nhận thức, kiến thức, kỹ năng về an toàn, vệ sinh lao động. Từ đó, giảm thiểu các rủi ro, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho doanh nghiệp, cơ sở.
Huấn luyện ATVSLĐ có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe, tính mạng của người lao động, góp phần nâng cao năng suất lao động, phát triển kinh tế – xã hội. Cụ thể, huấn luyện ATVSLĐ có những vai trò sau:

  • Nâng cao nhận thức, kỹ năng về ATVSLĐ cho người lao động: Huấn luyện ATVSLĐ giúp người lao động hiểu biết về các tai nạn nguy hiểm trong quá trình lao động, các biện pháp phòng ngừa, xử lý tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
  • Giảm thiểu tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp: Huấn luyện ATVSLĐ giúp người lao động thực hiện đúng các quy định về ATVSLĐ, sử dụng các thiết bị, máy móc an toàn, vệ sinh cá nhân đúng cách.
  • Nâng cao năng suất lao động: Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp không chỉ gây thiệt hại về sức khỏe, tính mạng của người lao động mà còn gây thiệt hại về kinh tế cho doanh nghiệp, cơ sở.

Huấn luyện ATVSLĐ là một hoạt động quan trọng, cần thiết, góp phần bảo vệ sức khỏe, tính mạng của người lao động. Do đó, các doanh nghiệp, cơ sở cần quan tâm đến công tác huấn luyện ATVSLĐ cho người lao động, đảm bảo người lao động được trang bị đầy đủ kiến thức, kỹ năng về ATVSLĐ để thực hiện công việc an toàn, hiệu quả.


3. Nội dung huấn luyện an toàn vệ sinh lao động 

Đối tượng và nội dung huấn luyện an toàn lao động được quy định rõ tại Điều 17,18 Nghị định 44/2016/NĐ-CP, cụ thể như sau:
” Điều 17. Đối tượng tham dự khóa huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động
Đối tượng tại Điều 14 Luật an toàn, vệ sinh lao động được quy định thành các nhóm sau đây:
Nhóm 1: Người quản lý phụ trách công tác an toàn, vệ sinh lao động bao gồm:

  • Người đứng đầu đơn vị, cơ sở sản xuất, kinh doanh và phòng, ban, chi nhánh trực thuộc; phụ trách bộ phận sản xuất, kinh doanh, kỹ thuật; quản đốc phân xưởng hoặc tương đương;
  • Cấp phó của người đứng đầu theo quy định tại điểm a Khoản 1 Điều này được giao nhiệm vụ phụ trách công tác an toàn, vệ sinh lao động.

>>  Xem thêm Nghị định 44/2016/NĐ-CP kiểm định kỹ thuật an toàn lao động; huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động

Nhóm 2: Người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động bao gồm:

  • Chuyên trách, bán chuyên trách về an toàn, vệ sinh lao động của cơ sở;
  • Người trực tiếp giám sát về an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc.

Nhóm 3: Người lao động làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động là người làm công việc thuộc Danh mục công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành.
Nhóm 4: Người lao động không thuộc các nhóm theo quy định tại các Khoản 1, 2, 3 và 5 Điều này, bao gồm cả người học nghề, tập nghề, thử việc để làm việc cho người sử dụng lao động.
Nhóm 5: Người làm công tác y tế.
Nhóm 6: An toàn, vệ sinh viên theo quy định tại Điều 74 Luật an toàn, vệ sinh lao động.

Nội dung huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động
Tích cực tham gia học tập và nắm bắt kiến thức về an toàn vệ sinh lao động

Điều 18. Nội dung huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động
1. Huấn luyện an toàn lao động nhóm 1

  • Hệ thống chính sách, pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động;
  • Nghiệp vụ công tác an toàn, vệ sinh lao động bao gồm: Tổ chức bộ máy, quản lý và thực hiện quy định về an toàn, vệ sinh lao động ở cơ sở; phân định trách nhiệm và giao quyền hạn về công tác an toàn, vệ sinh lao động; kiến thức cơ bản về yếu tố nguy hiểm, có hại, biện pháp phòng ngừa, cải thiện điều kiện lao động; văn hóa an toàn trong sản xuất, kinh doanh.

2. Huấn luyện an toàn lao động nhóm 2

  • Hệ thống chính sách, pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động;
  • Nghiệp vụ công tác an toàn, vệ sinh lao động: Tổ chức bộ máy, quản lý và thực hiện quy định về an toàn, vệ sinh lao động ở cơ sở; xây dựng nội quy, quy chế, quy trình, biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động; phân định trách nhiệm và giao quyền hạn về công tác an toàn, vệ sinh lao động; văn hóa an toàn trong sản xuất, kinh doanh; kiến thức cơ bản về yếu tố nguy hiểm, có hại, biện pháp phòng ngừa, cải thiện điều kiện lao động; xây dựng, đôn đốc việc thực hiện kế hoạch an toàn, vệ sinh lao động hằng năm; phân tích, đánh giá rủi ro và xây dựng kế hoạch ứng cứu khẩn cấp; xây dựng hệ thống quản lý về an toàn, vệ sinh lao động; nghiệp vụ công tác tự kiểm tra; công tác Điều tra tai nạn lao động; những yêu cầu của công tác kiểm định, huấn luyện và quan trắc môi trường lao động; quản lý máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động; hoạt động thông tin, tuyên truyền, huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động; sơ cấp cứu tai nạn lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp cho người lao động; công tác thi đua, khen thưởng, kỷ luật, thống kê, báo cáo công tác an toàn, vệ sinh lao động;
  • Nội dung huấn luyện chuyên ngành: Kiến thức tổng hợp về máy, thiết bị, vật tư, chất phát sinh yếu tố nguy hiểm, có hại; quy trình làm việc an toàn với máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động.

3. Huấn luyện an toàn lao động nhóm 3

  • Hệ thống chính sách, pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động;
  • Kiến thức cơ bản về an toàn, vệ sinh lao động: Chính sách, chế độ về an toàn, vệ sinh lao động đối với người lao động; kiến thức cơ bản về yếu tố nguy hiểm, có hại tại nơi làm việc và phương pháp cải thiện điều kiện lao động; chức năng, nhiệm vụ của mạng lưới an toàn, vệ sinh viên; văn hóa an toàn trong sản xuất, kinh doanh; nội quy an toàn, vệ sinh lao động, biển báo, biển chỉ dẫn an toàn, vệ sinh lao động và sử dụng thiết bị an toàn, phương tiện bảo vệ cá nhân; nghiệp vụ, kỹ năng sơ cứu tai nạn lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp;
  • Nội dung huấn luyện chuyên ngành: Kiến thức tổng hợp về máy, thiết bị, vật tư, chất phát sinh các yếu tố nguy hiểm, có hại và phương pháp phân tích, đánh giá, quản lý rủi ro liên quan đến công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động mà người được huấn luyện đang làm; quy trình làm việc an toàn, vệ sinh lao động; kỹ thuật an toàn, vệ sinh lao động liên quan đến công việc của người lao động.

4. Huấn luyện an toàn lao động nhóm 4

  • Kiến thức cơ bản về an toàn, vệ sinh lao động: Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động, người lao động; chính sách, chế độ về an toàn, vệ sinh lao động đối với người lao động; kiến thức cơ bản về yếu tố nguy hiểm, có hại tại nơi làm việc và phương pháp cải thiện điều kiện lao động; chức năng, nhiệm vụ của mạng lưới an toàn, vệ sinh viên; văn hóa an toàn trong sản xuất, kinh doanh; nội quy an toàn, vệ sinh lao động, biển báo, biển chỉ dẫn an toàn, vệ sinh lao động và sử dụng các thiết bị an toàn, phương tiện bảo vệ cá nhân, nghiệp vụ, kỹ năng sơ cứu tai nạn lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp.
  • Huấn luyện trực tiếp tại nơi làm việc: Quy trình làm việc và yêu cầu cụ thể về an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc.

5. Huấn luyện an toàn lao động nhóm 5:

  • Hệ thống chính sách, pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động;
  • Nghiệp vụ công tác an toàn, vệ sinh lao động bao gồm: Tổ chức bộ máy, quản lý và thực hiện quy định về an toàn, vệ sinh lao động ở cơ sở; phân định trách nhiệm và giao quyền hạn về công tác an toàn, vệ sinh lao động; kiến thức cơ bản về yếu tố nguy hiểm, có hại, biện pháp phòng ngừa, cải thiện điều kiện lao động; văn hóa an toàn trong sản xuất, kinh doanh;
  • Huấn luyện cấp Chứng chỉ chứng nhận chuyên môn về y tế lao động: Yếu tố có hại tại nơi làm việc; tổ chức quan trắc môi trường lao động để đánh giá yếu tố có hại; lập hồ sơ vệ sinh lao động tại nơi làm việc; các bệnh nghề nghiệp thường gặp và biện pháp phòng chống; cách tổ chức khám bệnh nghề nghiệp, khám bố trí việc làm, chuẩn bị hồ sơ giám định bệnh nghề nghiệp; tổ chức và kỹ năng sơ cứu, cấp cứu; phòng chống dịch bệnh tại nơi làm việc; an toàn thực phẩm; quy trình lấy và lưu mẫu thực phẩm; tổ chức thực hiện bồi dưỡng hiện vật và dinh dưỡng cho người lao động; nâng cao sức khỏe nơi làm việc, phòng chống bệnh không lây nhiễm tại nơi làm việc; kiến thức, kỹ năng, phương pháp xây dựng kế hoạch, phương án, trang bị phương tiện và điều kiện cần thiết để thực hiện công tác vệ sinh lao động; phương pháp truyền thông giáo dục về vệ sinh lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp; lập và quản lý thông tin về vệ sinh lao động, bệnh nghề nghiệp tại nơi làm việc; lập và quản lý hồ sơ sức khỏe người lao động, hồ sơ sức khỏe của người bị bệnh nghề nghiệp. Công tác phối hợp với người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động hoặc bộ phận quản lý công tác an toàn, vệ sinh lao động để thực hiện nhiệm vụ liên quan theo quy định tại Điều 72 Luật an toàn, vệ sinh lao động.

>> Xem thêm Cứu nạn cứu hộ là gì?

6. Huấn luyện an toàn lao động nhóm 6:
Người lao động tham gia mạng lưới an toàn, vệ sinh viên ngoài nội dung huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động theo quy định còn được huấn luyện bổ sung về kỹ năng và phương pháp hoạt động của an toàn, vệ sinh viên.

Để giúp bạn hiểu rõ hơn, Nam Việt Safety sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn thông qua ví dụ cụ thể như sau:
Ví dụ, đối với người lao động làm công việc hàn, mài, cắt kim loại, nội dung huấn luyện chuyên ngành bao gồm các nội dung sau:

  • Kiến thức về các yếu tố nguy hiểm, có hại trong công việc hàn, mài, cắt kim loại
  • Biện pháp phòng ngừa các yếu tố nguy hiểm, có hại trong công việc hàn, mài, cắt kim loại.
  • Quy trình làm việc an toàn trong công việc hàn, mài, cắt kim loại.

4. Tổ chức đào tạo, huấn luyện, cấp chứng chỉ an toàn lao động trên toàn quốc

Nam Việt Safety là đơn vị tổ chức đào tạo, huấn luyện và cấp chứng chỉ an toàn lao động uy tín, được cục An toàn, Bộ Lao Động Thương Binh và Xã Hội chỉ định đào tạo.

  • Quy trình xử lý hồ sơ và cấp chứng chỉ đào tạo an toàn vệ sinh lao động nhanh chóng
  • Các giảng viên huấn luyện là những chuyên gia có nhiều kinh nghiệm trong ngành nghề, mang lại sự chất lượng và hiệu quả cao
  • Các bài giảng được biên soạn phù hợp với yêu cầu của các doanh nghiệp, đảm bảo rằng người học sẽ được trang bị kiến thức an toàn thực tế và hữu ích.
  • Hỗ trợ khách hàng nhanh chóng, đảm bảo rằng quá trình đào tạo mang lại giá trị cao nhất cho người học

Nam Việt Safety thường xuyên tổ chức, thực hiện công tác giảng dạy, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động các nhóm 1, 2, 3, 4, 5, 6 cho các doanh nghiệp trên địa bàn cũng như các vùng lân cận.

0/5 (0 Reviews)

Bài cùng chuyên mục