Quy định về công tác huấn luyện an toàn vệ sinh lao động

Mỗi năm, có hàng nghìn vụ tai nạn lao động xảy ra, cướp đi sinh mạng của hàng trăm người lao động và gây thiệt hại hàng nghìn tỷ đồng cho doanh nghiệp. Nguyên nhân chính của các vụ tai nạn lao động là do người lao động không được huấn luyện an toàn vệ sinh lao động đầy đủ và đúng quy định. Nếu bạn là người sử dụng lao động, bạn có muốn bảo vệ người lao động của mình và doanh nghiệp của mình khỏi những rủi ro trong lao động? Hãy đọc ngay bài viết “Huấn luyện an toàn vệ sinh lao động – Bảo vệ người lao động, bảo vệ doanh nghiệp” của chúng tôi!
Bài viết cung cấp đầy đủ thông tin về các quy định của pháp luật, những rủi ro trong lao động và cách phòng tránh, giúp bạn nâng cao nhận thức về an toàn vệ sinh lao động.

1. Đối tượng áp dụng quy định huấn luyện an toàn lao động

Huấn luyện an toàn lao động là một trong những biện pháp quan trọng để đảm bảo an toàn cho người lao động. Theo Nghị định 44/2016/NĐ-CP đã quy định rõ đối với các đối tượng huấn luyện an toàn lao động nhất định.

  • Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động, người học nghề, tập nghề để làm việc cho người sử dụng lao động.
  • Cán bộ, công chức, viên chức, người thuộc lực lượng vũ trang nhân dân làm việc trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị nhà nước.
  • Người lao động làm việc theo các hình thức khoán việc, hợp tác kinh doanh, gia công, dịch vụ,…
  • Người lao động Việt Nam đi làm việc tại nước ngoài theo hợp đồng, người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam.
  • Tổ chức, cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng lao động.
  • Cơ quan quản lý nhà nước về lao động, bảo hiểm xã hội, y tế; tổ chức công đoàn, tổ chức đại diện người lao động; tổ chức nghề nghiệp, tổ chức xã hội – nghề nghiệp.

Lưu ý: Người lao động thuộc các đối tượng trên phải được huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động trước khi bắt đầu làm việc.

Xem thêm Huấn luyện sơ cấp cứu ban đầu


2. Đối tượng bắt buộc phải tham gia khóa huấn luyện

Theo Nghị định 44/2016/NĐ-CP được phân thành 6 nhóm, cụ thể như sau:
Nhóm 1: Người quản lý phụ trách công tác an toàn, vệ sinh lao động

  • Người đứng đầu đơn vị, cơ sở sản xuất, kinh doanh và phòng, ban, chi nhánh trực thuộc; phụ trách bộ phận sản xuất, kinh doanh, kỹ thuật; quản đốc phân xưởng hoặc tương đương;
  • Cấp phó của người đứng đầu theo quy định tại điểm a Khoản 1 Điều này được giao nhiệm vụ phụ trách công tác an toàn, vệ sinh lao động.

Nhóm 2: Người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động bao gồm:

  • Chuyên trách, bán chuyên trách về an toàn, vệ sinh lao động của cơ sở;
  • Người trực tiếp giám sát về an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc.

Nhóm 3: Người lao động làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động là người làm công việc thuộc Danh mục công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành.

  • Sản xuất, sử dụng, bảo quản, vận chuyển hóa chất nguy hiểm, độc hại
  • Các công việc trực tiếp thi công xây dựng công trình
  • Chế tạo, lắp ráp thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn vệ sinh lao động
  • Vận hành Thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về ATVSLĐ
  • Các công việc làm việc trên công hoặc nơi cheo leo nguy hiểm
  • Bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về ATVSLĐ
  • Các công việc làm về hàn cắt kim loại
  • Tháo dỡ, kiểm tra thiết bị vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về ATVSLĐ
  • Kiểm định kỹ thuật an toàn thiết bị cóa yêu cầu nghiêm ngặt về ATVSLĐ
  • Các công việc làm vệ sinh công nghiệp, vệ sinh môi trường, vệ sinh chuồng trại
  • Vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa, tháo dỡ, kiểm tra, giám sát hoạt động máy, thiết bị thi công xây dựng
  • Chế tạo, vận hành, sửa chữa, bảo dưỡng, kiểm tra máy, thiết bị trong hang hầm, hầm tàu, phương tiện thủy
  • Lắp ráp, vận hành, sửa chữa, bảo dưỡng, vệ sinh các loại máy mài, cưa, máy phay, máy bào, máy tiện,…và máy in công nghiệp
  • Các công việc trên sông, trên biển, lặn dưới nước
  • Các công việc trong không gian hạn chế (hầm, đường hầm, bể, giếng, đường cống, công trình ngầm, công trình xử lý nước thải,…)
  • Các công việc làm về thi công, lắp đặt, vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị điện và hệ thống điện.

Nhóm 4: Người lao động không thuộc các nhóm theo quy định tại các Khoản 1, 2, 3 và 5 Điều này, bao gồm cả người học nghề, tập nghề, thử việc để làm việc cho người sử dụng lao động.
Nhóm 5: Người làm công tác y tế.

  • Đối tượng đào tạo nhóm 5 là người làm công tác y tế.
  • Theo điều 73 Luật An toàn vệ sinh lao động, người làm công tác y tế (hoặc bộ phận y tế) có trách nhiệm chăm sóc sức khỏe và quản lý sức khỏe của người lao động tại cơ sở sản xuất, kinh doanh.

Nhóm 6: An toàn, vệ sinh viên theo quy định tại Điều 74 Luật an toàn, vệ sinh lao động.

Quy định về công tác huấn luyện an toàn vệ sinh lao động
Các nhóm huấn luyện bắt buộc

3. Thời gian huấn luyện an toàn lao động lần đầu và tối thiểu

Theo Nghị định 44/2016/NĐ-CP, quy định rõ thời gian huấn luyện an toàn lao động như sau:

  • Nhóm 1, Nhóm 4: Tổng thời gian huấn luyện ít nhất là 16 giờ, bao gồm cả thời gian kiểm tra
  • Nhóm 2: Tổng thời gian huấn luyện ít nhất là 48 giờ, bao gồm cả thời gian huấn luyện lý thuyết, thực hành và kiểm tra
  • Nhóm 3: Tổng thời gian huấn luyện ít nhất là 24 giờ, bao gồm cả thời gian kiểm tra
  • Nhóm 5: Tổng thời gian huấn luyện ít nhất là 16 giờ, bao gồm cả thời gian kiểm tra
  • Nhóm 6: Tổng thời gian huấn luyện ít nhất là 4 giờ ngoài nội dung đã được huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động.

>> Xem thêm Công tác huấn luyện an toàn lao động và định hướng phát triển

Thời gian huấn luyện an toàn lao động là một trong những yếu tố quan trọng để đảm bảo chất lượng của công tác huấn luyện. Việc thực hiện nghiêm túc quy định về thời gian sẽ giúp người lao động được trang bị đầy đủ kiến thức, kỹ năng về an toàn lao động, từ đó hạn chế tối đa nguy cơ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Thời gian huấn luyện an toàn lao động được quy định khác nhau tùy theo nhóm đối tượng và loại hình huấn luyện.


4. Quy định về thời hạn sử dụng và cấp, đổi chứng nhận

Giấy chứng nhận huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động, Thẻ an toàn lao động nhóm 3 có thời hạn 02 năm. Chứng chỉ chứng nhận chuyên môn về y tế lao động có thời hạn 05 năm.
Trong vòng 30 ngày, trước khi Giấy chứng nhận huấn luyện, Thẻ an toàn, Chứng chỉ chứng nhận chuyên môn về y tế lao động hết hạn, người sử dụng lao động lập danh sách những người được cấp kèm theo kết quả huấn luyện hoặc giấy tờ chứng minh việc cập nhật kiến thức, kỹ năng về an toàn, vệ sinh lao động theo quy định tại Khoản 1 Điều 21 Nghị định này gửi Tổ chức huấn luyện, cơ sở y tế hoặc doanh nghiệp tự huấn luyện theo quy định tại Điều 26 và Điều 29 Nghị định này. Nếu kết quả huấn luyện đạt yêu cầu thì được cấp Giấy chứng nhận huấn luyện, Thẻ an toàn, Chứng chỉ chứng nhận chuyên môn về y tế lao động mới theo quy định tại Nghị định này.
Trong trường hợp giấy chứng nhận huấn luyện bị hỏng hay mất thì người được cấp chứng nhận làm văn bản giải trình có xác nhận của cơ sở Tổ chức hoạt động dịch vụ huấn luyện để cấp lại.


5. Xử phạt vi phạm công tác huấn luyện

Tại Khoản 1, Khoản 3 Điều 24, Nghị định 28/2020/NĐ-CP đã quy định rõ về mức xử phạt vi phạm quy định về hoạt động huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động, cụ thể như sau:
Khoản 1: Phạt tiền đối với người sử dụng lao động có hành vi không tổ chức huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động cho người lao động theo quy định của pháp luật hoặc thỏa thuận với tổ chức hoạt động huấn luyện không huấn luyện mà nhận kết quả huấn luyện theo một trong các mức sau đây:

  • Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng với vi phạm từ 01 người đến 10 người;
  • Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng với vi phạm từ 11 người đến 50 người;
  • Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng với vi phạm từ 51 người đến 100 người;
  • Từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng với vi phạm từ 101 người đến 300 người;
  • Từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng với vi phạm từ 301 người trở lên.

Khoản 3: Phạt tiền đối với người sử dụng lao động có hành vi tự tổ chức huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động khi vi phạm quy định về hoạt động huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động theo một trong các mức sau đây:

  • Từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi không báo cáo hoạt động huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động theo quy định của pháp luật; không thông báo cho cơ quan có thẩm quyền khi tổ chức huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động theo chương trình khung cho người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động (nhóm 2), người làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt (nhóm 3), người huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động theo quy định của pháp luật;
  • Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi: Huấn luyện bắt buộc theo chương trình khung được pháp luật quy định nhưng không đủ nội dung; sử dụng người huấn luyện không đảm bảo tiêu chuẩn về người huấn luyện; không đảm bảo cơ sở vật chất để huấn luyện theo quy định; không có tài liệu huấn luyện cho các đối tượng;
  • Từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng khi có một trong các hành vi: cung cấp kết quả huấn luyện mà không thực hiện huấn luyện; cung cấp kết quả huấn luyện không đúng với nội dung đã huấn luyện;
  • Từ 25.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng khi có hành vi thực hiện huấn luyện thuộc trường hợp phải cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động mà không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động hoặc đang bị đình chỉ hoạt động huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động hoặc bị thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động hoặc Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động hết hiệu lực; huấn luyện ngoài phạm vi Giấy chứng nhận đủ điều kiện huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động hoặc ngoài phạm vi đã công bố đủ điều kiện huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động; sửa chữa nội dung Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

>> Xem thêm Tìm Hiểu Về Công Việc An Toàn Vệ Sinh Viên


6. Tại sao nên huấn luyện an toàn lao động tại Nam Việt Safety

Quy định về công tác huấn luyện an toàn vệ sinh lao động
Hình ảnh huấn luyện an toàn lao động thực tế tại doanh nghiệp

Nam Việt Safety là đơn vị được Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động huấn luyện an toàn vệ sinh lao động theo số 95/2020/GCN. Đến nay, trung tâm huấn luyện của công ty đã trải qua 2 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực và đã đào tạo huấn luyện cho hàng trăm doanh nghiệp lớn nhỏ tại thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và các tỉnh miền nam nói chung. Nam việt Safety có đủ năng lực, sự chuyên nghiệp và qui trình giảng dạy tiên tiến trong trong lĩnh vực đào tạo an toàn.

  • Các khóa huấn luyện được lên kế hoạch tổ chức từ trước, nên việc ổn định sắp xếp học viên cũng trở nên dễ dàng, tạo tâm lý vui vẻ cho người lao động khi tham gia buổi huấn luyện.
  • Sẵn sàng phục vụ công tác tổ chức đào tạo cho quý doanh nghiệp tại địa điểm mà quý doanh nghiệp muốn.
  • Tài liệu huấn luyện được biên soạn từ đội ngũ giảng viên có trình độ cao và có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực an toàn lao động và luôn bám sát theo tinh thần huấn luyện trong Nghị định 44/2016/NĐ-CP.
  • Phương pháp giảng dạy của đội ngũ giảng viên luôn trình bày sinh động và thực tế, giúp cho người lao động nắm được kiến thức vận dụng vào thực tế một cách dễ dàng.
  • Đội ngũ giảng viên của Nam Việt Safety có trình độ cao cũng như năng lực huấn luyện cho tất cả các nhóm 1, 2, 3, 4, 5, 6, huấn luyện an toàn cho mọi ngành nghề.
  • Chi phí huấn luyện hợp lý và cạnh tranh

Nam Việt Safety hy vọng có thể hỗ trợ và đồng hành cùng Quý Doanh nghiệp trong công tác huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động tạo một môi trường làm việc an toàn, cũng như cung cấp các khóa học chất lượng nhất.

5/5 (1 Review)

Bài cùng chuyên mục